10 ngày đầu tiên
Lần đầu làm mẹ, bạn đã đọc, xem và lang thang trên mạng để học tất cả những gì có thể—nhưng khi bé mới chào đời, chắc bạn phải cần đến "nhắc bài”. Để giúp bạn có một sự khởi đầu thuận lợi, chúng tôi đã xây dựng hướng dẫn nhanh này để chỉ dẫn về những điều cần thiết cho bé.
Bế bé
Có thể mẹ cảm thấy bé mới lọt lòng trông non nớt và mỏng manh, nhưng đừng ngần ngại khi chạm vào, trao tay hay
bế em bé của mình! Trong thực tế, các nghiên cứu chỉ ra rằng các bé được ôm ấp nhiều
hơn 2 giờ mỗi ngày phát triển tốt hơn và ít khóc hơn.
Vì cơ cổ của bé sơ sinh chưa phát triển hoàn chỉnh nên mẹ sẽ cần đỡ phần đầu bé khi bế bé lên. Mẹ cũng nên đỡ đầu bé tì vào vai mình hoặc đỡ bằng tay kia khi bế bé.
Tắm
Thời gian tắm cho bé
Elle Walker giải thích rằng việc tắm cho bé hàng ngày thực chất không có hại
Một số bác sĩ nhi khoa khuyến cáo lau toàn thân cho bé cho tới khi cuống rốn lành và rụng hẳn (thường sau một hoặc hai tuần). Xem cách lau người cho bé và hãy nhớ chuẩn bị sẵn sàng hết các đồ dùng tắm cần thiết để không bỏ lỡ khoảnh khắc nào với thiên thần bé bỏng của mình.
Chọn các sản phẩm cho bé sơ sinh như thế nào
Một sản phẩm lý tưởng dành cho bé không được gây kích ứng cho da hoặc mắt bé, làm khô da bé hoặc làm mất cân bằng pH tự nhiên của da. Quan trọng là sản phẩm cần được bảo quản hiệu quả để giúp duy trì chất lượng trong quá trình sử dụng thông thường.
Xem Lời hứa của chúng tôi với bạn và bé
Thay tã
Nhiều người lần đầu làm cha mẹ ngạc nhiên về số lượng tã phải thay cho bé hàng ngày. Để nhàn hơn, bạn cần tích trữ sẵn thật nhiều tã trước khi đưa bé về nhà. Cũng rất hữu ích khi tìm hiểu sớm về cách thay tã cho bé (và thậm chí là thực hành luôn!).
Dỗ bé
Đa số các bé khóc trung bình 2 giờ mỗi ngày trong 3 tháng đầu tiên. Vì vậy, tuy làm bạn bối rối, đây cũng là chuyện bình thường.
Để dỗ bé, đầu tiên phải xác định nguyên nhân bé thấy khó chịu. Bé có đói không? Bé có bị đầy hơi không? Bé có cần thay tã không? Đến giờ bé chợp mắt chưa? Bé có bị kích thích quá mức bởi tiếng ồn, ánh sáng hay hoạt động không?
Để vỗ về bé đang ngái ngủ hoặc bị quá khích, bế bé lên vai đồng thời rung nhẹ. Hát hoặc nói nhẹ nhàng với bé—trấn an bé bằng một giọng dịu dàng. Bạn cũng có thể đồng thời xoa lưng cho bé. Thử các tư thế khác nhau để tìm ra tư thế thoải mái nhất cho cả hai mẹ con.
Một số điều cần cân nhắc khác: Bé không di chuyển nhiều trong vài tuần đầu tiên và có thể khóc cầu cứu nếu bé nằm không thoải mái trong cũi. Mẹ có thể giúp bé nằm thoải mái bằng cách nhẹ nhàng đổi tư thế cho bé. Nhưng để an toàn, luôn đặt bé nằm ngửa khi ngủ.
Mát xa cho bé
Kết nối & xoa dịu
Chạm là ngôn ngữ đầu tiên của bé và là một cách rất tốt để mẹ gắn kết với bé cưng của mình.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mát xa có thể làm bé thư giãn, cải thiện thói quen ngủ của bé và xoa dịu khi bé cảm thấy khó chịu. Mát xa cho bé cũng là một cách rất tốt để gắn kết với bé, và rất dễ thực hiện.
Cho bé ăn
Nhiều chuyên gia y tế công nhận rằng không có gì tốt cho trẻ sơ sinh hơn sữa mẹ. Về mặt dinh dưỡng, sữa mẹ được sản sinh theo nhu cầu của bé. Tất nhiên, có mẹ không thể cho bé bú do có vấn đề về sức khỏe hay các hoàn cảnh đặc biệt khác. Hãy trao đổi với bác sĩ nhi khoa về cách tốt nhất để cho bé ăn.
Cho dù bạn cho bé ăn theo cách nào, hãy luôn bế bé khi cho bé ăn. Việc ôm ấp khi cho bé bú hoặc cho bé ăn có tác dụng hình thành sự gắn kết chặt chẽ, đong đầy yêu thương giữa bạn và bé.
Giấc ngủ
Cách bé ngủ sẽ thay đổi khi bé lớn lên. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều trong suốt 24 giờ trong ngày, thức giấc thường xuyên vào cả ban ngày và ban đêm. Dù vậy bạn vẫn có thể bắt đầu xây dựng một nề nếp ngủ cho bé, thậm chí ngay từ 6 đến 8 tuần đầu. Và khi bé lớn dần và bắt đầu ngủ dồn vào ban đêm và ít “chợp mắt” vào ban ngày hơn, bạn có thể giúp bé dần hình thành nếp ngủ, hiểu rằng ban đêm là giờ đi ngủ, và không chơi nữa.
Tìm hiểu thêm về cách giúp bé ngủ tốt hơn với Thói quen 3 bước của JOHNSON’S®
Chuẩn bị sẵn sàng cho con bạn
Cách chuẩn bị nhà cửa chờ đón bé sắp sinh.